Những lưu ý cho người mắc trĩ ngoại – Không nên bỏ qua

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trĩ ngoại được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị sa giãn hoặc do tụ máu, viêm nhiễm vùng hậu môn. Đây cũng là một dạng của bệnh trĩ và có nguy cơ biến chứng rất cao. Các chuyên gia khoa hậu môn – trực tràng khuyến nghị, bệnh nhân mắc trĩ ngoại nên lưu ý đến một số vấn đề sau đây.

Những lưu ý cho người mắc trĩ ngoại
Trĩ ngoại khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu bởi sự phát triển của búi trĩ

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại thường rất dễ nhận biết và việc điều trị cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, để dứt điểm bệnh trĩ, bệnh nhân cần ghi nhớ đến một số vấn đề cần lưu ý sau đây.

Những lưu ý cho người mắc trĩ ngoại – Chuyên gia khuyến nghị

Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh trĩ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, cụ thể đó là:

1. Ngồi xổm khi đi vệ sinh

Các chuyên gia Tiêu hóa – trực tràng khuyến khích bệnh nhân trĩ ngoại nên ngồi xổm khi đi vệ sinh thay vì ngồi xí bệt. Trong khi ngày xu hướng sử dụng xí bệt ngày càng ưu thế, vậy làm thế nào để dung hòa 2 yếu tố này mà vẫn có lợi cho việc cải thiện bệnh trĩ ngoại?

Để lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết bệnh nhân trĩ ngoại hoặc u đại tràng ngồi xổm khi đại tiện sẽ tự nhiên và đỡ bị áp lực hơn so với khi ngồi xí bệt. Bên cạnh đó, việc này còn giúp cho bệnh nhân tránh được một số bệnh lý về đường ruột như sưng nề đại tràng, u đại tràng,…

Nếu bệnh nhân trĩ ngoại ngồi xí bệt, hãy dùng một chiếc ghế hỗ trợ dưới chân, điều này giúp mô phỏng tư thế giống như ngồi bệt và giúp bệnh nhân thuận tiện hơn khi đại tiện. TS. Karuklia còn chia sẻ thêm: “Việc đặt chân lên một vật cao khoảng 20cm và gập người về phía trước khi đi vệ sinh sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ thể, giúp tăng lực đẩy tự nhiên cho hệ tiêu hóa mà không cần phải gắng sức”

Đa số chúng ta đều coi nhẹ vấn đề vệ sinh và tư thế ngồi đại tiện cho bệnh nhân trĩ ngoại, nhưng đây cũng là một quá trình cải thiện rất phức tạp. Phương pháp đặt chiếc ghế dưới bệ xí để kê chân sẽ giúp làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và rút ngắn thời gian đi vệ sinh. Nếu bạn đang điều trị trĩ ngoại thì có thể tham khảo phương pháp hỗ trợ này để cải thiện tốt hơn.

2. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn

Táo bón và bệnh trĩ có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Do đó, khi có dấu hiệu mắc trĩ nội hoặc trĩ ngoại, bệnh nhân cần bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết để duy trì quá trình nhuận tràng, giảm lưu lượng phân tích trữ và tăng tần suất đại tiện. Chất xơ đóng vai trò làm mềm phân và tăng khả năng nhuận tràng, làm giảm tổn thương trực tràng, hậu môn. 

Khi tần suất đại tiện tốt sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các độc tố ra ngoài cơ thể, giảm nồng độ chất độc trong đường ruột và hạn chế các nguy cơ do ung thư đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại. Bệnh nhân mắc trĩ ngoại cần được cung cấp khoảng 50g chất xơ/ngày từ các loại rau như mồng tơi, rau sam, rau đay, các loại rau có màu xanh,…

Những lưu ý cho người mắc trĩ ngoại
Bệnh nhân bị trĩ ngoại cần được bổ sung lượng lớn rau xanh

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ ngoại và chế độ dinh dưỡng để khắc phục

3. Uống đủ nước

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Hầu như, nước tham gia vào tất cả mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể và đồng thời đào thải độc tố ra bên ngoài. Mỗi ngày, cần cung cấp cho cơ thể đủ 2 – 2,5 lít nước để phòng ngừa và hạn chế trĩ ngoại phát triển.

4. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Hậu môn là nơi tập trung của rất nhiều loại vi khuẩn và đây cũng là vị trí dễ bị nhiễm khuẩn nhất, đặc biệt là đối với trĩ ngoại. Đối với phái nữ, vùng hậu môn và âm đạo rất gần nhau, nên nguyên nhân gây ra trĩ ngoại còn có thể là do dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo kích thích lên vùng da hậu môn, gây viêm nhiễm. 

Do đó, vấn đề vệ sinh hậu môn và vùng kín cần phải được chú trọng trong quá trình khắc phục và điều trị trĩ ngoại. Sau khi đại tiện, bạn có thể sử dụng giấy vệ sinh mềm để lau hậu môn từ trước ra sau. Bên cạnh đó, phải thường xuyên thay đồ lót sạch, thoáng để phòng tránh viêm nhiễm trĩ ngoại.

5. Đại tiện khi có nhu cầu, đại tiện nhanh chóng

Nhiều người thường có thói quen nhịn đại tiện, nhịn tiểu vì bận việc hoặc không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm của nhiều người, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Thường xuyên ngồi nhiều cộng với việc nhịn đại tiện sẽ tạo một áp lực lên hậu môn và tạo điều kiện cho táo bón cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hậu môn. Đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đọc sách báo, dùng điện thoại để chơi game trong quá trình đại tiện. Thực chất, những thói quen này khiến cho bạn cảm thấy phân tâm và làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn, nhất là trong thời điểm điều trị bệnh trĩ ngoại. 

6. Hạn chế sử dụng thức ăn mặn

Thức ăn nhiều muối, thực phẩm được chế biến quá mặn hoặc nhiều gia vị có khả năng kích thích tế bào mạch máu căng ra và khiến cho trĩ ngoại phát triển nhanh hơn. Điều này là ảnh hưởng đến việc điều trị khối trĩ ngoại và đồng thời còn kích thích trĩ ngoại phát triển nghiêm trọng hơn. Do đó, các chuyên gia đầu ngành thường khuyến khích bệnh nhân mắc trĩ nên sử dụng thức ăn nhạt, hạn chế thức ăn chứa nhiều gia vị như tiêu, hành, ớt hoặc các chất kích thích.

Những lưu ý cho người mắc trĩ ngoại
Hạn chế thực phẩm quá mặn, thức ăn nhiều muối đối với bệnh nhân trĩ

Thông tin hữu ích: Dấu hiệu của trĩ ngoại giai đoạn đầu

Để rút ngắn thời gian điều trị và khắc phục bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên lưu ý đến những vấn đề được lưu ý trong chế độ sinh hoạt, ăn uống,… Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng trĩ ngoại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 03:18 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:13 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon dễ làm
Bột yến mạch, bí đao, dưa leo, chuối, rau đay...là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bệnh nhân nên thường…
Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc…

Cách điều trị chảy máu do trĩ hỗn hợp Cách điều trị chảy máu do trĩ hỗn hợp

Triệu chứng chảy máu trĩ có thể xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn trĩ và gây ra không…

chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá 6 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Nhất

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là đề tài đang khiến cho đa số bệnh nhân và giới chuyên…

11 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Tốt Nhất Hiện Nay và Giá Bán

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ là biện pháp luôn được ưu tiên hàng đầu trong các phác đồ điều trị…

Dùng lá vông chữa bệnh trĩ được không, bao lâu thì khỏi?

Lá vông chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian được khá nhiều người tìm kiếm. Lá vông với đặc…

Bình luận (1)

  1. Thanh
    Thanh says: Trả lời

    Rất hay

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua