Lời khuyên hữu ích cho người mắc bệnh trĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Theo thống kê từ Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, có khoảng 32,8% dân số mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên đa số bệnh nhân thường có tâm lý e ngại khi thăm khám mà chỉ tìm kiếm lời khuyên hoặc cách điều trị từ dân gian. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành khuyến nghị bệnh nhân nên xin lời khuyên từ bác sĩ, người có chuyên môn để từ đó có cách giải quyết phù hợp.

Lời khuyên khi bị bệnh trĩ
Chuyên gia đưa ra lời khuyên khi bị bệnh trĩ để bệnh nhân tham khảo

Có một giai thoại của người Pháp kể rằng, đại tế Napoleon đã thua trận thảm hại tại Waterloo chỉ vì một nguyên nhân duy nhất đó là do bệnh trĩ. Mặc dù đây chỉ là huyền thoại nhưng qua đó cũng có thể thấy được tác động nghiêm trọng của bệnh trĩ đối với mỗi người. 

Lời khuyên cho người mắc bệnh trĩ 

Đa số các trường hợp bị bệnh trĩ đều có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc vướng víu khi ngồi, di chuyển, đặc biệt là khi đại tiện. Khoa học hiện đại, y khoa tiên tiến là nền tảng để bệnh nhân mắc bệnh trĩ có cơ hội khắc phục và điều trị trĩ nhanh chóng hơn. Nhưng để kéo dài hiệu quả điều trị, bệnh nhân trĩ nên ghi nhớ một số lời khuyên cụ thể sau đây.

1. Chú trọng về chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đúng cách, bổ sung đủ lượng chất xơ và vitamin có thể giúp cho tình trạng bệnh trĩ được cải thiện hoặc có thể duy trì và không gây biến chứng. Hầu như ở giai đoạn nào của trĩ, các chuyên gia cũng đều khuyến khích bệnh nhân chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng. 

  • Cung cấp đủ lượng chất xơ: Trung bình mỗi ngày, nam giới cần khoảng 48mg chất xơ và cơ thể phụ nữ cần khoảng 30mg chất xơ nhưng hầu như đều không được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, mỗi ngày hãy bổ sung thêm rau, hoa quả tươi vào thực đơn để duy trì được lượng chất xơ cần thiết. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ bổ sung chất xơ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống khoảng 2,5 lít nước để duy trì hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đồng thời giúp cho phân mềm, dễ di chuyển ra bên ngoài hơn và cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến búi trĩ. Với những người lao động nặng nhọc hoặc làm việc ngoài nắng nhiều thì có thể tăng thêm lượng nước.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều gia vị: Bệnh nhân trĩ không nên sử dụng thực phẩm thực phẩm cay nóng, đồ ăn quá mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc bia rượu, thuốc lá hoặc thực phẩm có chứa cafein. Bởi, nhóm thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng hoặc chất kích thích sẽ tạo cảm giác đau, nóng rát khi đẩy phân ra bên ngoài. Còn những thực phẩm có nhiều muối thường có khuynh hướng tích nước lại trong cơ thể, làm cho các tế bào và mạch máu căng ra khiến cho triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị bệnh trĩ nên chú trọng đến vấn đề ăn uống
Người bị trĩ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

2. Bôi dầu cho hậu môn thường xuyên

Sử dụng dầu bôi trơn cho hậu môn cũng là điều dễ hiểu cho bệnh nhân đang bị trĩ vì nó giúp đẩy phân di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn. Bạn có thể mua loại dầu Petroleum Jelly được bán tại các nhà thuốc Tây và dùng tăm bông để chấm dầu vào hậu môn. Đưa dầu vào hậu môn sâu khoảng 2cm là được.

3. Hạn chế rặn, khiêng vác quá sức

Hành động cố sức để đẩy phân vô tình làm cho búi trĩ bị đẩy ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự đó, các hành động khiêng vác nặng cũng làm cho những tĩnh mạch bị căng và kích thích búi trĩ phát triển. Các hành động này đều không có lợi cho bệnh trĩ bởi nó làm cho mạch máu căng phồng và búi trĩ bị căng ở nhiều vị trí, dễ kích thích viêm.

Lưu ý: Những người chưa bị trĩ nếu thường xuyên bị táo bón hoặc khiêng vác quá sức cũng có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ, vì vậy hãy hết sức thận trọng với những hành động này trước khi trĩ biến chứng.

4. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh

Hậu môn là vị trí tập trung thuận tiện của đa số các loại vi khuẩn đi theo đường phân. Khi bị trĩ, việc vệ sinh hậu môn bằng giấy thường gây cảm giác rát, đau đớn. Tuy nhiên, đừng nên bỏ qua bước vệ sinh hậu môn bằng nước, tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ và gây triệu chứng viêm nhiễm. Nếu việc vệ sinh hậu môn bằng nước gây ra bất tiện, bạn có thể dùng khăn lạnh để vệ sinh sạch sẽ hậu môn và ít làm tổn thương búi trĩ hơn. 

5. Duy trì cân nặng ở mức phù hợp

Trọng lượng cơ thể có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ bệnh trĩ? Người béo phì, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao, bởi vì trọng lượng cơ thể và sức nặng của bào thai gây áp lực đến các tế bào mạch máu vùng hậu môn, gây ách tắc trong việc tuần hoàn máu. 

Nếu cân nặng cơ thể vượt quá mức quy định, hãy thực hiện chế độ giảm cân bằng việc ăn kiêng và tập thể thao. Đối với phụ nữ mang thai, hãy tăng cường lượng thực phẩm chất xơ và nằm nghiêng về phía bên trái nhiều hơn (tầm 20 phút/4 tiếng đồng hồ), việc làm này sẽ giúp làm giảm sức ép của bào thai, đồng thời giúp tĩnh mạch hậu môn luôn bền vững.

6. Ngâm nước ấm

“Ngâm nước ấm cho búi trĩ là một cách giúp làm dịu cơn đau trĩ và ngăn chặn tĩnh mạch căng phồng” là nghiên cứu được dựa trên kinh nghiệm chẩn trị của BS. Byron tại Louisiana (Mỹ) trong nhiều năm qua. Bạn có thể thư giãn cho búi trĩ bằng cách xả nước ấm vào bồn, sau đó ngâm hậu môn vào và ngồi khoảng 15 phút cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

7. Không ngồi hoặc đứng quá lâu

Theo thống kê, nhân viên văn phòng là đối tượng mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 22% bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do những đối tượng này ngồi hoặc đứng quá lâu làm cho tĩnh mạch hậu môn bị áp lực. Để ngăn chặn trĩ biến chứng, sau 2 tiếng bạn có thể đứng lên đi lại khoảng 3 phút và ăn nhiều hoa quả tươi để ngăn ngừa táo bón.

8. Đừng quên sử dụng kem bôi trĩ

Bôi kem trĩ
Bôi kem trĩ đúng cách để hạn chế triệu chứng khó chịu

Để cải thiện các triệu chứng của trĩ, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại kem bôi ngoài như hemorrhoid cream không kê đơn, có bán tại các quầy thuốc. Loại kem bôi ngoài này có tác dụng làm dịu cơn đau tạm thời và không có tác dụng dứt điểm bệnh trĩ.  Trường hợp búi trĩ sưng, viêm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân nên khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị nội hoặc ngoại khoa phù hợp.

Bạn đọc tham khảo:

Trên đây là một số lời khuyên khi bị bệnh trĩ để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin của quý bạn đọc.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:42 - 21/03/2023 - Cập nhật lúc: 13:49 - 22/03/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ? Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ?
Tình trạng sa giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng kéo dài nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh…
mướp đắng chữa bệnh trĩ Mẹo dùng mướp đắng (khổ quả) chữa bệnh trĩ tại nhà

Dùng mướp đắng chữa bệnh trĩ là giải pháp dân gian đơn giản được áp dụng phổ biến. Thực hiện…

nghệ sĩ Bình Xuyên chữa bệnh trĩ tại thuốc dân tộc Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp đón Nghệ sĩ Bình Xuyên đến khám và điều trị bệnh trĩ – Hiệu quả dứt điểm ngay từ những liệu trình đầu tiên

Thuốc dân tộc từ nhiều năm nay đã trở thành đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu được…

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được đánh giá là an toàn, tiện lợi, đồng thời mang lại kết…

Các cấp độ của bệnh trĩ – Cách nhận biết & độ nguy hiểm

Búi trĩ hình thành không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng…

An tâm điều trị bệnh trĩ bằng YHCT với giải pháp tại Trung tâm Thuốc dân tộc Kinh Nghiệm Và Cách Dùng Thăng Trĩ Dưỡng Huyết Thang Chữa Trĩ

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là giải pháp đặc trị bệnh trĩ đã được đưa tin giới thiệu trên chương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua