8 triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, từ khớp vai, khớp cổ tay cho đến khớp háng, khớp gối… Bạn nên thận trọng với căn bệnh này khi thấy các dấu hiệu như cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau khớp hay khớp phát ra âm thanh “lục cục” khi cử động.

8 triệu chứng bệnh thoái hóa khớp điển hình

Bệnh thoái hóa khớp thường tiến triển một cách âm thầm và không gây ra nhiều triệu chứng đặc hiệu trong giai đoạn mới đầu. Sang đến giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu bệnh biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu thoái hóa khớp bạn có thể gặp phải:

1. Đau nhức khớp

Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện tại khu vực khớp bị thoái hóa. Ban đầu, cơn đau có thể xuất hiện một cách âm ỉ, đứt quãng. Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn nặng, bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhức khớp trở nên dữ dội hơn và diễn ra thường xuyên, ngay cả vào ban đêm. Điều này dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, sáng dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp
Đau nhức là triệu chứng thoái hóa khớp điển hình nhất

Trường hợp thoái hóa gây đau ở các khớp dưới của cơ thể, chẳng hạn như khớp háng hay khớp gối thì việc đi lại, leo cầu thang, đạp xe đạp… sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, nếu bạn bị thoái hóa khớp vai hay các khớp ngón tay, mọi hoạt động liên quan đến đôi tay ( chải đầu, đánh răng, mở khóa cửa, nấu ăn…) đều bị ảnh hưởng.

2. Cứng khớp khi ngủ dậy là biểu hiện thoái hóa khớp

 Khi bị thoái hóa khớp, lớp sụn bị bào mòn và thiếu dịch nhờn khiến cho các cử động tại khớp không được trơn tru. Lúc này khớp hoạt động giống như một cỗ máy bị thiếu dầu và trở nên cứng, khó gập duỗi.

Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau vài tiếng không vận động. Việc nghỉ ngơi tại chỗ 10-15 phút kết hợp xoa bóp làm nóng có thể giúp khớp hoạt động trở lại.

Thực tế có đến 90% bệnh nhân phải đối mặt với triệu chứng thoái hóa khớp này. Bạn nên chú ý để phát hiện bệnh từ sớm.

3. Khớp thoái hóa có thể bị sưng đỏ

Một số trường hợp bị thoái hóa khớp có biểu hiện sưng đỏ, dùng tay sờ vào khu vực bị bệnh sẽ thấy cảm giác ấm nóng. Nguyên nhân là do các đầu xương không còn sụn bao bọc nên dễ gây tổn thương và viêm phần mềm xung quanh khớp khi vận động, hoặc do bị tràn dịch khớp.

Biểu hiện thoái hóa khớp
Các dấu hiệu thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả đầu gối

Hiện tượng sưng đỏ khớp không chỉ là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp mà còn có thể xuất hiện khi chúng ta bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp hay bệnh gout. Việc tự ý chẩn đoán tại nhà có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn và mắc sai lầm trong việc điều trị.

4. Phạm vi chuyển động của khớp bị giới hạn

Tình trạng sưng đau và cứng khớp khiến mọi hoạt động của bạn đều bị giới hạn. Bạn sẽ không còn thực hiện được các cử động tưởng chừng như rất đơn giản, ví dụ như đá chân ra phía trước, đưa hai tay lên cao, đứng lên ngồi xuống. Chúng có thể gây đau dữ dội hơn nếu bạn cố gắng thực hiện.

5. Khớp phát ra âm thanh lạ khi cử động

Nếu bạn nghe thấy có những âm thanh lạ phát ra từ khớp khi cử động như “lục cục”, “lạo xạo” thì hãy coi chừng vì đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp. Những âm thanh này chính là tiếng ma sát của các đầu xương cọ vào nhau khi không còn sụn khớp bao bọc.

6. Tê bì tay chân 

Tùy theo khu vực bị thoái hóa, bạn có thể bắt gặp cảm giác tê bì ở hai cánh tay ( thoái hóa khớp vai) hoặc ở vùng mông, đùi ( thoái hóa khớp háng hoặc khớp gối ). Ban đầu cảm giác này chỉ xuất hiện một cách thoáng qua, không rõ ràng. Bệnh càng nặng, cảm giác tê bì ta chân càng tăng lên, nhất là sau khi bạn nằm tì đè lên khu vực khớp bị thoái hóa.

Tê tay là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
Triệu chứng tê tay thường xảy ra khi bị bệnh thoái hóa khớp khớp vai

7. Yếu và teo cơ là dấu hiệu bị thoái hóa khớp

Hầu hết người bệnh đều có khuynh hướng giảm thiểu các hoạt động tại khớp bị bệnh do sợ đau. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài có thể khiến các cơ xung quanh khớp bị yếu và teo dần. 

8. Biến dạng khớp

Gặp triệu chứng bệnh thoái hóa khớp này, bệnh của bạn đã bước vào giai đoạn nặng. Lúc này các gai xương hình thành xung quanh khớp gây cảm giác như có cục cứng bên trong. Thoái hóa khớp cũng khiến cấu trúc ổ khớp trở lên lỏng lẻo và dễ bị lệch lạc khi cử động mạnh. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh có nguy cơ bị tàn phế.

Cần làm gì khi gặp các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp?

Khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng thoái hóa khớp, ắt hẳn nhiều người sẽ hoang mang, lo lắng không biết mình nên làm gì. Để kiểm soát được các dấu hiệu của bệnh bạn cần chú ý:

  • Vận động đúng cách, tránh những việc làm có thể làm gia tăng gánh nặng cho khớp như vác vật nặng quá sức, đẩy tạ, cử động khớp lặp đi lặp lại thường xuyên. Điều này sẽ giúp hạn chế được những tổn thương cho khớp.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Cơ thể quá khổ sẽ khiến các khớp ở phần dưới của cơ thể ( chẳng hạn như khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ chân ) phải chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương và thoái hóa. Do vậy nếu đang bị béo phì, thừa cân bạn nên xây dựng kế hoạch giảm cân khoa học để đưa trọng lượng cơ thể về mức cân bằng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như tôm, cua, cá, sữa, trứng… vào thực đơn để cải thiện sức khỏe cho xương khớp. Ngoài ra, thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như rau lá xanh, cá hồi, cá ngừ, dầu cá, dầu ô liu sẽ giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng tại khớp bị thoái hóa.
  • Tập thể dục mỗi ngày để kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương tại khớp, đồng thời giúp bạn hạn chế được triệu chứng cứng khớp, teo cơ.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng không kém bạn cần làm ngay khi gặp các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp đó chính là đi khám bác sĩ. Thông qua chụp x-quang và các xét nghiệm cần thiết khác, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ thoái hóa, chức năng hoạt động của khớp, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.

** Bạn có thể tham khảo thêm: Chữa thoái hoá khớp gối bằng Đông y và Tây y phương pháp nào hiệu quả hơn

Ngày đăng 04:56 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 08:09 - 11/04/2019
Chia sẻ:
Có nên dùng rượu hay dầu nóng xoa bóp khi bị thoát bị đĩa đệm?
Độc giả Bùi Thị Thu Nga, 23 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM có gửi thư thắc mắc: Có nên dùng rượu…
Bệnh viêm khớp có thể uống thuốc Đông y không?
Hỏi: Chào bác sĩ, xin cho tôi hỏi bệnh viêm khớp có thể uống thuốc Đông y không. Tôi bị…
Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt
Bước vào giai đoạn trung niên, hầu như các khớp xương đều không còn linh hoạt, đặc biệt là khớp…
Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không?

Ngày nay, các bài thuốc từ y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhờ…

8 triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, từ…

Chia sẻ
Bỏ qua