Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không?

Ngày nay, các bài thuốc từ y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhờ có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, liệu dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không? Đây là thắc mắc được rất nhiều độc giả quan tâm.

Liên quan đến vấn đề này, bạn Kiều Thanh ( 28 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TPHCM) có gửi thư đến ThuocDanToc.org nhờ tư vấn: 

” Chào bác sĩ. Mẹ em bị thoái hóa khớp đã nhiều năm nay. Do uống nhiều thuốc tây nên gần đây mẹ có biểu hiện bị đau dạ dày, cứ mỗi lần uống thuốc là lại có cảm giác bụng cồn cào, buồn nôn. Em tính chở mẹ đi cắt thuốc Đông y về uống nhưng không biết dùng thuốc này có tác dụng phụ không ạ? Em xin cảm ơn!”

Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không
Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Tư vấn: Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không?

Kiều Thanh thân mến!

Hầu hết các bài thuốc Đông y hiện nay đều được bào chế từ các loại thảo mộc tự nhiên. Nếu các vị thuốc được sử dụng có xuất xứ rõ ràng, dược liệu được bảo quản, sơ chế và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng cho phép thì hoàn toàn không gây tác dụng phụ xấu cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp than phiền về việc bị ngộ độc, đau bụng hay nhiều tác dụng phụ khác sau khi uống thuốc Đông y. Điều này có thể bắt nguồn từ các lý do sau:

1. Thuốc không được bào chế đúng cách

Nhiều loại thảo dược dù có nguồn gốc từ tự nhiên song cũng chứa một lượng độc tố nhất định. Việc bào chế sẽ giúp giảm bớt tính độc và làm tăng hiệu quả của thuốc.

Nếu khâu bào chế dược liệu không đúng cách, người dùng có thể bị ngộ độc hoặc gặp nhiều tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc đông y.

2. Bảo quản dược liệu không đúng kỹ thuật

Thông thường sau khi sơ chế, dược liệu sẽ dược liệu sẽ được cất trong hộp kín hoặc cho vào bịch ni lông cột chặt miệng lại và để nơi mát mẻ, khô ráo. Việc sai sót trong khâu bảo quản sẽ khiến thuốc bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn.

nguyên nhân gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc Đông y
Bảo quản dược liệu không đúng cách khiến nhiều người gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc Đông y

Thậm chí, nhiều cơ sở sản xuất dược liệu vì muốn bảo quản thuốc được lâu nên sử dụng các chất hóa học độc hại. Tất cả những điều này đều là lý do khiến thuốc đông y gây ra tác dụng phụ.

3. Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong những năm gần đây, nhiều người có xu hướng tìm đến thuốc Đông y để cải thiện sức khỏe, chữa trị bệnh nhằm tránh sự lệ thuộc vào thuốc Tây. Chính vì vậy, thị trường thuốc Đông y hoạt động khá sôi nổi.

Thuốc được bày bán nhan nhản khắp nơi, ngay cả ngoài lề đường. Đa phần người bán hàng đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số thuốc này.

 Nhiều thương lái làm ăn bất chính còn nhập dược liệu từ Trung Quốc về gắn nhãn mác của Việt Nam hoặc pha trộn thêm dược liệu kém chất lượng vào thuốc. Nếu không phải là người có kinh nghiệm chuyên môn, bạn khó lòng phát hiện ra được. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường cho sức khỏe của người sử dụng.

4. Thuốc Đông y gây tác dụng phụ do được trà trộn tân dược

Các loại thuốc Đông dược thường cho hiệu quả chậm. Do đó, để thu hút khách hàng, nhiều người đã cố tình pha trộn thêm tân dược vào ngay từ trong khâu bào chế, chẳng hạn như thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid hay thận chí là những chất không được Bộ Y Tế cho phép sử dụng trong thuốc điều trị bệnh cho người.

Nếu không may sử dụng phải loại thuốc này, người bệnh có thể bị tổn thương dạ dày, gan, thận… 

5. Kết hợp các vị thuốc không đúng cách

Để tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, đem lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh, các bài thuốc Đông y thường phối hợp nhiều loại thảo dược với nhau. Nếu người bốc thuốc không có kinh nghiệm chuyên môn hoặc sai sót, thiếu tập trung khi làm việc thì có thể phối hợp sai dược liệu, liều lượng. Điều này vô tình khiến người bệnh phải lãnh nhiều hệ lụy khôn lường.

phối hợp dược liệu không đúng cách khiến thuốc đông y có tác dụng phụ
Sai lầm trong việc phối hợp các vị thuốc Đông y có thể khiến bệnh nhân gặp tác dụng phụ

6. Tự ý bốc thuốc về uống

Trong đông y, các bài thuốc đều không có một công thức chung cho mọi đối tượng. Dựa vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe , triệu chứng gặp phải ở từng cá nhân mà thấy thuốc có thể tăng liều vị thuốc này, bớt liều của vị kia hoặc bổ sung thêm các thảo dược khác vào trong thang thuốc của bệnh nhân.

Tuy nhiên, nhiều người ngại đi khám nên sử dụng lại đơn thuốc của người khác có cùng triệu chứng với mình hoặc tìm hiểu công thức trên các trang báo mạng rồi tự ý bốc thuốc về uống. Việc sử dụng thuốc không phù hợp, không đúng mục đích và liều lượng cho phép khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải tác dụng phụ của thuốc Đông y.

7. Dùng thuốc Đông y kéo dài

Bất cứ loại thuốc nào nếu sử dụng kéo dài đều gây phản tác dụng, ngay cả là thuốc bổ, thực phẩm chức năng hay thuốc Đông dược. Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan thận, đặc biệt là khi dùng các dược liệu như chu sa, tử châu, lục thần khúc…

8. Dược liệu còn tồn dư thuốc trừ sâu hoặc nhiễm kim loại nặng

Việc thu hái thảo dược chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có thể dược liệu còn tồn dư chất độc hại cho sức khỏe.

Thuốc đông y có thể gây tác dụng phụ
Thuốc đông y gây tác dụng phụ do còn tồn dư thuốc trừ sâu

Thêm vào đó, trong quá trình phát triển, thảo dược có thể hấp thu một số kim loại nặng như chì, thủy ngân từ trong đất. Chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố thuận lợi khác cũng làm tăng nguy cơ gặp phản ứng ngoài ý muốn khi dùng thuốc Đông y như: Sắc thuốc không đúng cách, dùng ấm sắc bằng kim loại, uống thuốc không đúng thời điểm được bác sĩ hướng dẫn.

Cần làm gì để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc Đông y?

Để tránh gặp phải những rủi ro cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng thuốc y học cổ truyền người bệnh cần chú ý:

  • Thăm khám và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng
  • Uống thuốc đúng liều, đủ liệu trình theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Đọc kỹ hướng dẫn cách sắc thuốc ghi ngoài toa. Có những thang chỉ sắc 1 lần rồi đổ bỏ nhưng có những thang phải sắc 3 – 4 lần liên tiếp rồi trộn chung với nhau uống, điển hình là các loại thuốc bổ.
  • Sử dụng siêu bằng đất nung hoặc bằng sứ để sắc thuốc. Tránh dùng ấm kim loại bởi nó có thể làm biến đổi các hoạt chất trong thuốc, thận chí sinh chất độc gây hại cho sức khỏe.
  • Hầu hết các toa thuốc đều được khuyến cáo uống lúc bụng nửa đói nửa lo. Nếu uống ngay sau khi ăn sẽ dễ bị đầy bụng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Riêng đối với các thuốc chữa bệnh đường ruột thì có thể uống vào lúc đói bụng.
  • Chia đều thời gian trong ngày cho các lần uống thuốc để thuốc phát huy tác dụng trên cơ thể trong suốt cả ngày.
  • Có chế độ kiêng cữ trong ăn uống đúng cách theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Như vậy, việc sử dụng thuốc Đông y có tác dụng phụ không còn tùy thuộc vào cách thức bạn sử dụng thuốc và rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu có ý định cắt thuốc về cho mẹ uống, bạn nên đưa mẹ đến các cơ sở thuốc Đông y uy tín để được thầy thuốc thăm khám và kê toa phù hợp.

*Bạn có thể tham khảo thêm:

Ngày đăng 04:57 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 15:24 - 25/04/2019
Chia sẻ:
8 triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp
Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, từ…
Có nên dùng rượu hay dầu nóng xoa bóp khi bị thoát bị đĩa đệm?
Độc giả Bùi Thị Thu Nga, 23 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM có gửi thư thắc mắc: Có nên dùng rượu…
Bệnh viêm khớp có thể uống thuốc Đông y không?
Hỏi: Chào bác sĩ, xin cho tôi hỏi bệnh viêm khớp có thể uống thuốc Đông y không. Tôi bị…
Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt
Bước vào giai đoạn trung niên, hầu như các khớp xương đều không còn linh hoạt, đặc biệt là khớp…
Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không?

Ngày nay, các bài thuốc từ y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhờ…

Chia sẻ
Bỏ qua