Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt

Bước vào giai đoạn trung niên, hầu như các khớp xương đều không còn linh hoạt, đặc biệt là khớp ngón tay. Đa phần, sự kém linh hoạt ở khớp tay còn liên quan đến một số bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, bệnh lý cột sống cổ, viêm co rút gân hoặc thoái hóa khớp cổ tay,…

Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt
Cứng khớp ngón tay là dấu hiệu của chứng lão hóa tự nhiên hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý xương khớp

Hiện nay, tình trạng cứng khớp ngón tay đang ngày càng trẻ hóa, những đối tượng từ 20 – 30 tuổi cũng có nguy cơ mắc phải do chế độ sinh hoạt không phù hợp. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cứng khớp ngón tay gây ảnh hưởng đến chức năng cầm, nắm khi làm việc. Vậy làm cách nào để khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt?

Biện pháp khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt

Khi bạn gặp phải triệu chứng cứng khớp ngón tay vào buổi sáng thường xuyên, ngoài việc tìm kiếm phương pháp điều trị thì bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục sau đây:

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là giải pháp đầu tiên được bệnh nhân tìm kiếm và thực hiện khi khớp ngón tay kém linh hoạt. Dưới đây là một trong số những bài tập đơn giản có thể thực hiện tại nhà. 

Bài tập nắm duỗi bàn tay:

Để bắt đầu bài tập, bạn có thể:

  • Thư giãn bàn tay và cánh tay.
  • Sau đó nắm hờ bàn tay và duỗi ra khoảng 50 lần.
  • Động tác này giúp các khớp ở bàn tay và ngón tay linh hoạt hơn.
  • Cách 2 tiếng có thể thực hiện bài tập 1 lần để cho các khớp không bị co cứng.

– Trượt tay/ ngón tay:

Bài tập được thực thực hiện như sau:

  • Duỗi thẳng các ngón tay, sau đó gập phần khớp thứ 2 của các ngón tay cho đến khi đầu ngón tay chạm nhẹ vào lòng bàn tay.
  • Quay trở lại vị trí ban đầu, rồi nhẹ nhàng nắm tay lại. Gập cuộn các ngón tay về phía lòng bàn tay, giữ nguyên khoảng 5 giây.
  • Trở về vị trí ban đầu, sau đó bắt đầu gập các ngón tay ở khớp thứ hai theo dạng nắm đấm, giữ nguyên vào giây và thả lỏng tay.

– Chạm ngón tay:

Để khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Giữ cho ngón tay và ngón tay cùng hướng lên trên, sau đó làm dấu “OK” lần lượt ở từng ngón tay, các ngón còn lại phải hướng thẳng lên trên. 
  • Sau mỗi lần thực hiện, bạn có thể giữ nguyên tư thế vài giây rồi chuyển qua ngón khác.
  • Bởi vì dạng bài tập này có khả năng kéo giãn khớp, vì vậy các bạn cũng không nên luyện tập quá sức.

– Kéo giãn ngón tay:

Bài tập này có thể giúp cho các khớp ngón tay linh hoạt và chuyển động dễ dàng hơn. Để thực hiện bài tập này, các bạn đặt bàn tay lên mặt bàn phẳng, mở rộng các ngón tay và úp lòng bàn tay xuống.

  • Sau đó, kéo giãn ngón tay từ từ để lòng bàn tay có thể chạm vào mặt bàn, giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây.
  • Từ từ thả lỏng bàn tay và đưa về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại 5 lần/tay để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt
Gợi ý một số bài tập giúp khắc phục khớp ngón tay không được linh hoạt

– Bài tập với bóng tennis:

Đây cũng là một dạng bài tập tăng cường độ linh hoạt của các ngón tay, cổ tay và ngăn ngừa tình trạng căng thẳng.

  • Bạn dùng lực của bàn tay để bóp mạnh vào quả bóng tennis trong vòng 10 giây, sau đó từ từ thả lỏng.
  • Lặp lại động tác khoảng 20 lần/tay.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 2 –  3 lần/ngày.
  • Bài tập này không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị tổn thương ngón tay cái.
 

2. Xây dựng chế độ ăn uống

Bên cạnh việc luyện tập, người bị cứng khớp ngón tay cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo đánh giá của các nhà khoa học Tây Ban Nha, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với xương khớp. Qua đó, họ cũng nhấn mạnh rằng “Để làm giảm triệu chứng đau nhức và cứng khớp ngón tay, bệnh nhân nên chú trọng đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng”. Bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay cần được bổ sung lượng lớn vitamin B (B1, B2, B6), C, D và một số khoáng chất vi lượng như magie, kẽm, sắt, canxi trong thực phẩm để ngăn ngừa lão hóa, làm giảm triệu chứng viêm đau, tăng độ linh hoạt, giúp xương chắc khỏe.

Đồng thời, bổ sung thêm một số hoạt chất như Glucosamine, Collagen type II, Chondroitin sulfate để nuôi dưỡng sụn khớp từ sâu bên trong, kích thích tái tạo sụn, khắc phục các tổn thương âm thầm ở bên trong sụn khớp. Bên cạnh đó, người bị cứng khớp cần tránh xa các thực phẩm gây hại cho khớp như bia rượu, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…

3. Cải thiện thói quen sinh hoạt

Đa số các trường hợp bị cứng khớp ngón tay đều được hình thành từ thói quen làm việc, sinh hoạt không tốt. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng khó chịu này bạn cần phải:

  • Ngưng ngay công việc hiện tại để thư giãn, thả lỏng bàn tay.
  • Sau 2 giờ làm việc, bạn có thể dành vài phút để tập luyện bàn tay.
  • Không nắm, xách, mang vác quá sức hoặc tạo áp lực lên bàn tay tránh làm cho các khớp nhỏ bị tổn thương.
  • Với những người làm việc nhiều với máy tính, hãy cho bàn tay có thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tuyệt đối không được vặn, bẻ khớp tay vì đây có thể là nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa.
  • Thực hiện đều đặn các bài tập cho khớp tay trước và sau khi đi ngủ để ngăn ngừa chứng cứng khớp.

4. Khám và điều trị kịp thời

Khi phát hiện các triệu chứng cứng khớp ngón tay vào buổi sáng hoặc sau một thời gian ít hoạt động, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán và tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp điều trị của bác sĩ để dứt điểm nhanh tình trạng khó chịu này.

Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt
Bệnh nhân nên khám chuyên khoa khi tình trạng cứng khớp kéo dài

Khi khớp ngón tay không được linh hoạt thì hầu như mọi hoạt động của bệnh nhân cũng dần bị gián đoạn. Không những vậy, cứng khớp cổ tay còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, cho nên bệnh nhân cần phải tìm khắc phục kịp thời. 

Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 04:45 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 14:20 - 25/04/2019
Chia sẻ:
Dùng thuốc Đông y có tác dụng phụ không?

Ngày nay, các bài thuốc từ y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhờ…

8 triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, từ…

Có nên dùng rượu hay dầu nóng xoa bóp khi bị thoát bị đĩa đệm?

Độc giả Bùi Thị Thu Nga, 23 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM có gửi thư thắc mắc: Có nên dùng rượu…

Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt Cách khắc phục khi khớp ngón tay không được linh hoạt

Bước vào giai đoạn trung niên, hầu như các khớp xương đều không còn linh hoạt, đặc biệt là khớp…

Bệnh viêm khớp có thể uống thuốc Đông y không?

Hỏi: Chào bác sĩ, xin cho tôi hỏi bệnh viêm khớp có thể uống thuốc Đông y không. Tôi bị…

Chia sẻ
Bỏ qua