Ba kích

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Ba kích trong đông y có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương và một số bài thuốc hữu ích khác. Tìm hiểu rõ hơn về cây ba kích qua một số thông tin cụ thể dưới đây.

  • Tên khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc.
  • Tên khoa học: Morinda officinalis How
  • Họ: Cà Phê (Rubiaceae)

Mô tả về cây ba kích

1. Ba kích là gì?

Ba kích hay ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô. Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.

Ba kích
Hình ảnh cây ba kích đang trong mùa thu hoạch

Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu cành, đài hoa hình ống gồm một số lá đài nhỏ phát triển không đều. Quả ba kích hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín có màu đỏ. Hoa ba kích thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 10.

2. Đặc điểm của dược liệu

Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được gọi là củ và đây là bộ phận thường được dùng để làm thuốc. Phần củ ba kích được dùng làm thuốc thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Đặc điểm dược liệu cụ thể đó là:

  • Củ ba kích có hình trụ tròn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm.
  • Chất cứng, cùi dày,, dễ bóc vỏ.
  • Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc.
  • Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
  • Không có mùi, vị ngọt, hơi chát.
Ba kích
Rễ ba kích sau khi được sơ chế và sấy khô

3. Khu vực phân bố

Ba kích là loại cây mọc hoang, được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp phía Bắc. Các vùng Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Giang là nơi ba kích có thể phát triển và phân bố chủ yếu. 

4. Bộ phận dùng làm dược liệu

Hầu như các bộ phận của ba kích đều được sử  dụng để làm vị thuốc, bao gồm:

  • Hoa
  • Quả
  • Rễ

Trong đó, rễ ba kích là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất.

5. Thu hái – Sơ chế

Có thể thu hoạch ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường rơi vào tháng 10 – 11. Đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ, rửa sạch. Ba kích được chia làm 2 loại:

  • Loại ba kích rễ to, khỏe, cùi dày, màu tía là loại tốt. 
  • Loại rễ nhỏ, cùi mỏng hơn, màu trong là loại vừa.

Hướng dẫn sơ chế ba kích:

  • Rễ ba kích sau khi thu hoạch thì đem rửa sạch và phơi ráo nước.
  • Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt ba kích và rút bỏ lõi.
  • Chỉ sử dụng phần thịt ba kích để ngâm rượu và làm thuốc, còn phần lõi thì không dùng.

6. Bào chế thuốc

  • Ngâm ba kích trong nước câu kỷ tử khoảng 1 đêm cho mềm, sau đó lấy ra ngâm với rượu khoảng 1 đêm. Vớt ba kích ra và đem sao vàng với cúc hoa, bảo quản trong lọ kín nắp để dành dùng dần.
  • Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô. 
  • Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc.
  • Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần.
  • Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sao vàng hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.

7. Bảo quản

Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc.

8. Thành phần hóa học của ba kích

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thành phần hóa học có trong ba kích như:

  • Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether
  • Gentianine
  • Choline
  • Trigonelline
  • Carpaine
  • Gitogenin
  • Tigogenin,
  • Quercetin
  • Luteolin
  • Vitamin B1
  • Vitamin C
  • Phytosterol
  • Acid hữu cơ

Ngoài ra, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và lượng nhỏ tinh dầu.

Vị thuốc ba kích

1. Tính vị

Tính ấm, vị cay ngọt, hơi chát.

2. Quy kinh

Ba kích thiên được quy vào kinh Can – thận.

3. Tác dụng dược lý và chủ trị của rễ ba kích

Đông y cho rằng ba kích có khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp, làm hạ huyết áp, tăng độ dẻo dai, kiện gân cốt, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di mộng tinh ở nam giới. Ngoài ra, ba kích còn có một số tác dụng dược lý cơ bản như sau:

Tác dụng của ba kích
Tác dụng của rượu ba kích đối với đấng mày râu
  • Làm tăng sức đề kháng: Qua thử nghiệm nhiễm độc Ammoni Clorua trên chuột bạch cho thấy ba kích có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy lùi yếu tố gây ngộ độc.
  • Tác dụng đối với nội tiết tố: Ba kích thiên không có tác dụng kiểu như Androgen trên cơ thể chuột bạch nên nó làm thúc đẩy khả năng ham muốn và tăng cường chất lượng giao hợp.
  • Ngoài ra, ba kích ngâm rượu còn có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng cường hoạt động não, giúp ngủ ngon, tác dụng nhanh với tuyến cơ năng,…

4. Cách dùng và liều lượng

Dùng khoảng 8 – 16g ba kích dưới dạng rượu thuốc hoặc thuốc sắc, nấu cao,… Hoặc có thể phối hợp với một số phương thuốc bổ thận khác.

5. Độc tính của kích

Khi lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với một số vị thuốc khác cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như là:

  • Tim đập nhanh, đập dồn dập
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Liệt dương (khi sử dụng lõi ba kích)
  • Tử vong

Các bài thuốc sử dụng cây ba kích

1. Bài thuốc giúp lợi tiểu

Vị thuốc:

Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu, sau đó cho một ít rượu vào để làm ướt. Vo hỗn hợp này thành các viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang để uống.

2. Bài thuốc trị liệt dương, thất thương, ngũ lao, hạ khí, ăn nhiều

Vị thuốc:

  • 3kg Ba kích thiên sống
  • 3kg Ngưu tất sống
  • 5 đấu rượu

Cách thực hiện: Ngâm các nguyên liệu với nhau khoảng 3 tháng. Sau đó dùng rượu này để uống.

3. Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn

Vị thuốc:

  • 60g ba kích
  • 120g ngưu tất
  • 60g khương hoạt
  • 60g quế tâm
  • 60g ngũ gia bì
  • 80g đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng
  • 60g can khương (bào)
  • 100ml mật ong

Cách thực hiện: Tán bột các nguyên nguyên liệu, đem trộn với mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống.

4. Bài thuốc bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp

Vị thuốc:

Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu vào cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói, ngày uống 2 lần.

5. Trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Vị thuốc:

  • 120g ba kích
  • 20g lương khương
  • 640g tử kim đằng
  • 80g thanh diêm
  • 160g nhục quế (bỏ vỏ)
  • 160g ngô thù du

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán nhỏ, trộn đều và dùng rượu hồ để vo viên. Ngày uống khoảng 20 viên thuốc với rượu pha muối nhạt.

6. Trị bạch trọc

Vị thuốc:

  • 40g Thỏ ty tử chưng rượu 1 ngày, sấy khô
  • 40g Ba kích bỏ lõi, chưng rượu
  • 40g Phá cố chỉ sao vàng
  • 40g Lộc nhung
  • 40g Sơn dược
  • 40g Xích thạch chi
  • 40g Ngũ vị tử

Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu trên và dùng để pha với rượu uống khi đói.

7. Trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng

Vị thuốc:

  • 60g ba kích
  • 60g nhục thung dung
  • 60g sinh địa
  • 40g thỏ ty tử
  • 40g tang phiêu tiêu
  • 40g tục đoạn
  • 40g sơn dược
  • 20g ngũ vị tử
  • 20g quan quế
  • 20g long cốt
  • 20g sơn thù du
  • 20g phụ tử
  • 12g đỗ trọng ngâm rượu
  • 4g lộc nhung

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, vo viên, mỗi viên khoảng 10g. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 viên.

8. Tác dụng của ba kích đối với chứng liệt dương

Vị thuốc:

  • 30g ba kích
  • 30g đỗ trọng
  • 30g ích trí nhân
  • 30g ngủ vị tử
  • 30g ngưu tất
  • 60g nhục thung dung
  • 30g phục linh
  • 30g sơn dược
  • 30g sơn thù
  • 30g thỏ ty tử
  • 30g tục đoạn
  • 30g viễn chí
  • 30g Xà sàng tử

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi tán mịn, trộn với mật, vò viên. Ngày uống khoảng 6 – 12 viên lúc đói.

9. Trị chứng thận hư, đau lưng, mỏi gối, liệt dương, bàng quang lạnh, bụng đầy trướng

Vị thuốc:

  • 30g ba kích
  • 22g bạch linh
  • 22g chỉ xác
  • 22g hoàng kỳ
  • 30g lộc nhung
  • 22g mẫu đơn
  • 22g ngưu tất
  • 22g nhân sâm
  • 22g mộc hương
  • 30g nhục thung dung
  • 30g phụ tử
  • 22g phúc bồn tử
  • 22g quế tâm
  • 22g sơn thù
  • 22g tân lang
  • 30g thạch hộc
  • 30g thục địa
  • 22g thự dự
  • 22g tiên linh tỳ
  • 22g trạch tả
  • 22g tục đoạn
  • 22g viễn chí
  • 22g xà sàng tử

Cách thực hiện: Đem đi tán mịn, bảo quản trong lọ kín. Ngày dùng khoảng 15 – 20g, nên uống lúc đói.

10. Trị mạch yếu, da xanh tái

Vị thuốc:

  • Ba kích
  • Hồi hương
  • Bạch long cốt
  • Ích trí nhân
  • Phúc bồn tử
  • Nhục thung dung
  • Bạch truật
  • Mẫu lệ
  • Thỏ ty tử
  • Cốt toái bổ
  • Nhân sâm

Mỗi vị khoảng 40g.

Cách thực hiện: Tán mịn thành bột, cho vào lọ thủy tinh kín nắp để bảo quản. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 – 20g, ngày uống 2 lần.

11. Bài thuốc trị chứng thận hư, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu, tê nhức chân tay

Vị thuốc:

  • 30g ba kích
  • 22g bá tử nhân
  • 22g bạch linh
  • 22g đỗ trọng
  • 22g ngũ gia bì
  • 22g ngưu tất
  • 30g nhục thung dung
  • 22g phòng phong
  • 22g phúc bồn tử
  • 22g thạch hộc
  • 22g thạch long nhục
  • 22g thạch nam
  • 30 thiên hùng
  • 40g thiên môn
  • 30 thỏ ty tử
  • 30 thục địa
  • 22g thự dự
  • 30g trầm hương
  • 30g tục đoạn
  • 22g tỳ giải
  • 22g viễn chí
  • 22g xà sàng tử

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán mịn, trộn với mật ong để vo viên, bảo quản trong lọ thủy tinh. Ngày uống khoảng 20g vào lúc đói.

12. Cải thiện chứng khí hư, ngủ không ngon giấc, ù tai, chảy nước mắt sống, đổ mồ hôi trộm

Vị thuốc: 

  • 90g ba kích
  • 180g lương khương
  • 120g nhục quế
  • 120g ngô thù
  • 60g thanh diêm
  • 500g tử kim đằng

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, trộn với rượu nếp để vo viên. Mỗi ngày dùng khoảng 20g thuốc để hòa với nước muối loãng để uống.

13. Trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương

Vị thuốc: 

  • 18g ba kích
  • 20g đương quy
  • 27g khương hoạt
  • 18g ngưu tất
  • 27g sinh khương
  • 18g thạch hộc
  • 2g tiêu

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi giã nát, cho vào bình sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào, đậy kín nắp. Để khoảng 2 tiếng thì đổ hỗn hợp này vào nồi, bắc lên bếp và nấu khoảng 1 tiếng. Chia đều thành các lần uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20ml.

14. Bài thuốc trị chứng sán khí do thận hư

  • Ba kích thiên
  • Quất hạch
  • Hoàng bá
  • Lệ chi hạch
  • Ngưu tất
  • Tỳ giải
  • Mộc qua
  • Hoài sơn
  • Kim linh tử
  • Địa hoàng

15. Chữa liệt dương

  • Ba kích thiên
  • Bổ cốt chỉ
  • Bá tử nhân
  • Câu kỷ tử
  • Lộc nhung
  • Ngũ vị tử
  • Nhục thung dung
  • Sơn thù du

16. Chữa chứng di mộng tinh

  • Ba kích thiên
  • Hoàng bá
  • Bá tử nhân
  • Liên tu
  • Lộc giác
  • Phúc bồn tử
  • Viễn chí
  • Thiên môn
Tác dụng của ba kích
Ba kích có khả năng khôi phục một số chức năng của nam giới

17. Trị gân cơ sưng đau, teo cơ, đau khớp mạn tính do thận hư

  • Đỗ trọng
  • Ngưu tất
  • Tục đoạn
  • Ba kích

18. Trị chứng tảo tinh, tiết tinh, đau lưng, vô sinh do thận dương hư

Vị thuốc: 

  • 12g ba kích
  • 6g ngũ vị tử
  • 16g thục địa
  • 6g ngũ vị tử
  • 8g nhân sâm
  • 12g cốt toái bổ
  • 12g long cốt
  • 12g nhục thung dung

Cách thực hiện: Nguyên liệu đem đi tán mịn thành bột, trộn mật và viên 12g/viên. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 1 viên.

19. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề

Vị thuốc: 

  • 12g ba kích
  • 12g đỗ trọng
  • 12g tục đoạn
  • 12g ngưu tất
  • 10g tang ký sinh
  • 8g sơn thù nhục
  • 16g hoài sơn

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi sắc lấy nước uống.

20. Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay

Vị thuốc: 

  • Ba kích
  • Nhục thung dung
  • Xuyên tỳ giải
  • Đỗ trọng
  • Thỏ ty tử
  • Lộc thai

Cách thực hiện: Tán nhuyễn, trộn với mật để vo viên. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.

21. Trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh

Vị thuốc: 

  • Ba kích thiên
  • Hoàng bá
  • Tiên mao
  • Hoàng bá
  • Dâm dương hoắc
  • Đương quy
  • Tri mẫu

Mỗi loại khoảng 20 – 28g như nhau.

Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.

22. Trị chứng đau lưng, di tinh, hoạt tinh

  • 12g ba kích
  • 12g thỏ ty tử
  • 12g thần khúc
  • 12g phúc bồn tử
  • 24g sơn dược

Cách thực hiện: 

Tán thành bột mịn, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 12g là đủ.

Kiêng kỵ khi sử dụng ba kích

1. Những ai không nên sử dụng cây ba kích?

Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Có một số trường hợp sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
  • Người bị táo bón không được sử dụng ba kích.
  • Người bị huyết áp thấp
  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu ba kích.

2. Tương tác thuốc

Một số hoạt chất bên trong ba kích có khả năng gây tương tác hoặc làm biến đổi hoạt động của một số tân dược. Cho nên, không sử dụng ba kích trong giai đoạn đang điều trị bằng tân dược.

3. Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá kích

  • Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.
  • Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Cá ngựa: Công dụng và cách dùng loại dược liệu quý từ biển cả

Ngày đăng 11:00 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 09:31 - 09/02/2023
Chia sẻ:

Bình luận (39)

  1. phạm ruệ
    phạm ruệ says: Trả lời

    trung tâm bán ba kích tím hay ba kích trắng. ba kích tím thì để tôi 3 cân

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn. Trung tâm cung cấp loại ba kích tím, bạn có nhu cầu xin để lại thông tin liên hệ, địa chỉ để Trung tâm giao hàng. Với những đơn hàng trên 3 cân sẽ được Trung tâm miễn phí ship bạn nhé.

    2. Trịnh thế biển
      Trịnh thế biển says:

      Bác dùng ngâm hay làm gfi đấy, giờ ai dùng ba kích trắng mấy đâu. ba kích tím mới có tác dụng

    3. hùng POT
      hùng POT says:

      Làm sao phân biệt được ba kích tím hay trắng được các bác, có phải là màu bên ngoài khác nhau không. thấy loại nào cũng màu như màu rễ cây, có khác gì đâu

    4. HUNA
      HUNA says:

      tím hay trắng phải về ngâm mới biết. Loại tím ngâm vài hôm là rượu nó chuyển sang màu tím rồi, còn loại trấng ngâm có khi vài tháng nó vẫn chỉ màu nâu nâu màu vàng thôi với ngâm loại tím mùi rượu nó thơm hơn nhiều

    5. hùng POT
      hùng POT says:

      Ngâm xong mới biết thì nói chuyện gì nữa,mua về tiền mất tật mang à

    6. Trịnh thế biển
      Trịnh thế biển says:

      lúc mua bác để ý chỗ lõi ấy, nó hơi ánh tím là loại tím, còn ba kích trắng thì lõi nó màu trắng. Em mua bên này mấy lần rồi, nhưng mà lần nào cũng đến tận nơi kiểm tra rồi mua thì mới yên tâm được. Mà phải nói chất lượng tốt nó khác hẳn,uống vị nó đầm, ngấm từ từ chứ không gắt, ngày làm độ 1,2 chén người nó khỏe khoắn hẳn

  2. HANH
    HANH says: Trả lời

    1 CÂN BA KÍCH NGÂM VỚI MẤY LÍT RƯỢU

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn! Bạn ngâm rượu 1 cân ba kích với khoảng 10 lít rượu. Với tỉ lệ này thì khi ngâm sẽ cho mùi thơm và đậm vị hơn bạn nhé.

  3. Nguyễn Nhung
    Nguyễn Nhung says: Trả lời

    cho em hỏi là chồng em bị rối loạn cuowg dương thì có dùng được ba kích này không ạ, chồng em năm nay 40 tuổi. trước của ảnh cũng bình thường không có vấn đề gì, chỉ tại ổng ham hố coi trên mạng quảng cáo mấy thuốc làm cho sung lên kéo dài cuộc yêu nên ổng mua về xài nói để em thấy hài lòng. mà em đâu có muốn bằng cách ấy đâu, giờ thành ra như vậy. liệu dùng vị thuốc này có khỏi được không

    1. Tuấn anh
      Tuấn anh says:

      Chữa nhanh còn kịp,để lâu liệt dương ra đấy thì giời chữa

    2. trần hoàng tiệp
      trần hoàng tiệp says:

      dùng được nhé, nhưng mà dùng thêm mấy loại nữa kết hợp vào cho tăng tác dụng lên

    3. Nguyễn Nhung
      Nguyễn Nhung says:

      Bác cho em hỏi là kết hợp với những cái gì thì được. Em không biết gì về mấy cái thuốc này

    4. trần hoàng tiệp
      trần hoàng tiệp says:

      dâm dương hoắc, thỏ ty tử, sâm ngọc linh.. nhiều lắm

    5. Tuấn anh
      Tuấn anh says:

      Cần gì mất công vậy,ngâm nhiều loại thì mua loại ngâm sẵn ở bên này họ cũng bán đấy, người ta nghiên cứu có bài thuốc hẳn hoi rồi mới ngâm chứ không kết hợp linh tinh vào được đâu. nhiều người không biết, kết họp vào xong nó bị tương tác thuốc vào,uống xong bệnh không khỏi mà nhiều khi còn bị tác dụng phụ

    6. Nguyễn Nhung
      Nguyễn Nhung says:

      chồng em như thế uống liệu có khỏi hẳn được không

    7. Tuấn anh
      Tuấn anh says:

      Không phải mỗi uống thế mà khỏi luôn được đâu. Chăm kết hợp thêm thể dục thể thao, với ăn uống vào nữa, bồi bổ cho chồng hàu, sò huyết, cá chạch, giá đỗ.. Mất nhiều thời gian đấy, cố gắng kiên trì thì mới có hiệu quả được

    8. Nguyễn Văn Căn
      Nguyễn Văn Căn says:

      Công nhận bình 5 triệu của bọn vietfarm này tuyệt vời uống mấy tháng nay thấy khỏe lên hẳn

  4. Trịnh cao cường
    Trịnh cao cường says: Trả lời

    cho về thị trấn tam đảo vĩnh phúc,sdt 09375653** 1cân ba kích, nửa cân nhục thung dung, 1 cân dâm dương hoắc, báo giá nhé

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn. Trung tâm đã nhận được thông tin đặt hàng của bạn:
      Ba kích: 750.000đ/1kg
      Nhục thung dung: 750.000đ/0,5kg
      Dâm dương hoắc: 440.000đ/1kg
      Bạn sẽ nhận được hàng trong khoảng 2-3 ngày tới. Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại 0961716466

  5. Thế anh
    Thế anh says: Trả lời

    Em bị xuất tinh sớm,lúc quan hệ cho vào chỉ được khoảng 2 phút là đã tiêu hết tiền rồi, cứ bị làm sao không điều khiển nổi. Vợ nó chê không chiều được nó em nghĩ chán mà thấy cũng bực. Em đi khám ở khoa nam học bv việt đức, họ kê đơn thuốc cho uống mấy loại mà em thấy uống xong tim cứ bị loạn nhịp, với người bị nóng bừng bừng khó chịu lắm. giờ em muốn dùng thuốc đông y thì dùng theo đơn nào

    1. nguyễn thành long
      nguyễn thành long says:

      thôi cứ thuốc nam mà dùng ông ạ, chậm 1 tý mà chắc chứ mấy thằng thuốc tây uống vào tác dụng nhanh nhưng lắm tác dụng phụ lắm ko báu bở gì đâu tôi 1 đợt cũng ham mấy cái thuốc cấp tốc, giờ ko lên nổi. vợ bỏ theo thằng khác rồi

    2. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn. Với các trường hợp xuất tinh sớm thì bạn có thể dùng theo đơn sau:
      Ba kích: 12g
      Thục địa: 12g
      Nhục thung dung: 12g
      Hoài sơn: 10g
      Sơn thù du: 10g
      Thỏ ty tử: 10g
      Cam thảo: 8g
      Bạn sắc thuốc với khoảng 3 bát nước đun còn 1 bát, uống khi nước còn ấm bạn nhé, rất có hiệu quả trong trường hợp bị xuất tinh sớm

    3. Thế anh
      Thế anh says:

      gọi điện tư vấn cụ thể cho em, số điện thoại 07793733**

  6. đặng thanh duy
    đặng thanh duy says: Trả lời

    Tinh trùng của mình ít mà còn bị vón cục nữa không biết là bị lsao, ai đã từng bị như mình chưa? Mọi người bảo bị như thế là thận hư suy có vấn đề, có phải vậy không a

    1. Phong Vân
      Phong Vân says:

      bị như thế chưa chắc đã tại thận hư đâu. Nhiều khi do viêm nhiễm nữa cơ. Chú có đi tiểu buốt rắt gì không,có bị rối loạn cương dương không

    2. đặng thanh duy
      đặng thanh duy says:

      em có, đi tiểu mấy nay cũng bị hơi rát rát, lúc gần gũi người yêu thì thằng nhỏ lên được nhưng mà yếu hơn trước

    3. Phong Vân
      Phong Vân says:

      Vậy chú dùng ba kích này thêm với mấy cái thuốc trị viêm đường tiểu nữa, mách cho chú cái cây mã đề nhé, dùng hay lắm, ở nhà thuốc này cũng bán đấy,chú vào đây mà mua https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-bong-ma-de

  7. Hoàng lai
    Hoàng lai says: Trả lời

    Bố em năm nay 60 tuổi,hay đau lưng mỏi gối ,lại tiểu đêm nhiêu (1 đêm có khi đi 3,4 lần) thì dùng ba kích ngâm rượu tốt hơn hay sắc uống tốt hơn

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn. Người già hay tiểu đêm có kèm theo lưng gối mỏi đau là do thận dương hư suy, Trung tâm khuyên bạn nên kết hợp ba kích với các vị thuốc như thục địa, ngưu tất, câu kỷ tử, thỏ ty tử, đương quy, sắc uống hàng ngày, vừa để bổ thận lại nâng cao được thể trạng.

  8. thinh suy
    thinh suy says: Trả lời

    phu nu sinh ly kem co dung duoc khong

  9. Gangs
    Gangs says: Trả lời

    Tôi ngâm ba kích cùng với đông trùng hạ thảo được không

    1. Lung steas
      Lung steas says:

      đông trùng hạ thảo ngâm riêng thôi chứ ngâ chung phí lắm, mình nó đã có nhiều tác dụng rồi. Nhà tôi dùng đôg trùng hạ thảo pha trà uống hàng ngày

  10. pHUNGJ
    pHUNGJ says: Trả lời

    bị huyết áp thấp có nên dùng không

  11. Hai zdz
    Hai zdz says: Trả lời

    tôi lấy 3 kg ba kích nhưng mà tôi nhận hàng giở ra kiểm tra được không ? chứ nhỡ nấm mốc lúc đấy đổi trả lằng nhằng ra

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn. Khi nhận hàng bạn được kiểm tra hàng trước, nếu gặp các vấn đề chất lượng kém, nhầm hoặc thiếu sản phẩm, bạn báo lại Trung tâm sẽ có chính sách hỗ trợ đổi trả bạn nhé.

  12. đinh tuấn tài
    đinh tuấn tài says: Trả lời

    Shop cho hỏi, rượu ngâm 1 loại ba kích , không ngâm cùng các loại khác, có pha thêm rượu ngâm 1 loại là Hà thủ ô, 2 loại rượu này pha với nhau có sao không? Cảm ơn Shop!

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn, rượu ngâm ba kích và rượu ngâm hà thủ ô bạn nên uống riêng để phát huy hết tác dụng của từng vị thuốc bạn nhé. Cảm ơn bạn!

  13. Sơn
    Sơn says: Trả lời

    Mình muốn mua 1kg ba kích tím, 0.5 kg dâm dương hoắc.câu kỷ tử, đỗ trọng, đại táo ,sa sâm, cảm thảo, đương quy mỗi thứ 100g. Giá bao nhiêu tiền. Gửi về cần thơ bao lâu nhận được

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bạch cập

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Bộ phận làm thuốc duy nhất là…

Atiso đỏ

Atiso đỏ hay còn gọi là cây Bụp giấm thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua